Page 138 - Cuon 1
P. 138
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
hành chính, rút ngắn thời gian giao dịch với cơ quan BHXH. Khả năng
tiếp cận GDĐT, CNTT của tổ chức, cá nhân ngày được nâng cao.
Tính đến 01/6/2020, BHXH Việt Nam đã đề nghị cấp 4703 chữ ký số
trong ngành để phục vụ cho công tác xác thực GDĐT. BHXH Việt Nam
đã triển khai tới các đơn vị sử dụng lao động về việc xác thực khi đăng
ký, giao dịch với cơ quan BHXH thông qua việc sử dụng chứng thư số.
Đối với cá nhân, BHXH Việt Nam đã triển khai hệ thống xác thực OTP
(One Time Password) để bảo mật thông tin người sử dụng để tra cứu,
khai thác thông tin do BHXH Việt Nam cung cấp và giao dịch với cơ
quan BHXH theo quy định của pháp luật
Từ tháng 6/2016, BHXH Việt Nam đã áp dụng CNTT vào công tác
giám định BHYT, kết nối liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT tại
tất cả các cơ sở y tế từ tuyến xã đến Trung ương trên phạm vi toàn quốc.
Từ năm 2017, dữ liệu đề nghị thanh toán khám chữa bệnh BHYT của cơ
sở khám chữa bệnh gửi lên Cổng tiếp nhận dữ liệu của BHXH Việt Nam
và là cơ sở để cơ quan BHXH giám định thanh quyết toán chi phí KCB
BHYT. Trong năm 2018, tiếp nhận dữ liệu của 176,52 triệu lượt khám
chữa bệnh với chi phí đề nghị thanh toán trên 98.426,8 tỷ đồng, tỷ lệ liên
thông đạt 98,02%. Trong năm 2019, Hệ thống thông tin giám định BHYT
đã tiếp nhận dữ liệu của 184,14 triệu lượt khám chữa bệnh đề nghị thanh
toán BHYT, tỷ lệ liên thông dữ liệu đạt trên 92,04% .
9
Năm 2018, Hệ thống thông tin giám định BHYT chính thức hoàn
thiện chức năng thanh quyết toán điện tử chi phí khám, chữa bệnh BHYT
theo các văn bản quy định hiện hành, biểu mẫu thanh quyết toán được
lập căn cứ vào các chi phí đã được thẩm định, giám định phản ánh trên
hệ thống. Các chức năng của Hệ thống thông tin giám định BHYT được
hoàn thiện, phát triển, cập nhật thường xuyên. Các chức năng và thông
137