Page 181 - Cuon 4
P. 181
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
b) An toàn khi thao tác, xử lý sự
cố, giao nhận đường dây, thiết bị
điện thuộc quyền điều khiển giữa
điều độ viên với trực ban đơn vị
quản lý vận hành.
Điều 6. Nội dung huấn luyện
phần thực hành
1. Cách sử dụng, bảo quản, kiểm
tra, thí nghiệm, kiểm định các
trang thiết bị an toàn, phương
tiện, dụng cụ làm việc phù hợp
với công việc của người lao động.
2. Phương pháp tách người bị
điện giật ra khỏi nguồn điện và sơ
cứu người bị tai nạn điện.
3. Những nội dung thao tác liên
quan đến việc bảo đảm an toàn
phù hợp với công việc của người
lao động”.
Đánh giá: Như vậy về thời gian huấn luyện, chương trình huấn luyện được quy định
trong các văn bản nêu trên có sự khác nhau. Do vậy, doanh nghiệp sẽ vừa phải thực
hiện huấn luyện an toàn điện theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP (lĩnh vực
quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) vừa phải thực hiện huấn luyện
an toàn điện theo quy định Thông tư 05/2021/TT-BCT (lĩnh vực quản lý của Bộ
Công thương). Quy định này thực tiễn cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong
quá tình hiểu, áp dụng là chỉ cần huấn luyện theo một trong các văn bản nêu trên
là được hay phải huấn luyện theo cả hai Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Thông tư
05/2021/TT-BCT.
15. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục:
Thời lượng chương trình huấn luyện còn nặng nề. Quy định về thời gian,
chương trình huấn luyện ATVSLĐ với các đối tượng hiện nay còn dài, chưa
phù hợp làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Đề nghị sớm
sửa đổi nội dung này theo hướng cắt giảm thời gian và chương trình huấn luyện
nhất là các nội dung về lý thuyết.
180