Page 182 - Cuon 4
P. 182
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
16. Tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền, phối hợp quản lý an toàn, vệ
sinh lao động:
Hiện nay chưa có văn bản của bộ, ngành hướng dẫn phân cấp quản lý an
toàn, vệ sinh lao động đối với các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, xã.
II. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG
TÁC ATVSLĐ
Dựa trên các khó khăn, hạn chế được rút ra từ thực tiễn thực hiện công tác
An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh. Một số đề xuất một số kiến nghị
cụ thể như sau:
- Tích hợp các nội dung liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động để
các đơn vị, doanh nghiệp và địa phương thuận lợi trong việc thực hiện báo cáo.
- Xây dựng phần mềm quản lý máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn, vệ sinh lao động, công tác báo cáo ATVSLĐ, TNLĐ cho doanh
nghiệp và địa phương.
- Đề nghị có văn bản hướng dẫn phân cấp quản lý an toàn, vệ sinh lao động
đối với các đơn vị cấp tỉnh, huyện.
- Đề nghị có quy định về việc hỗ trợ chế độ, chính sách đối với người lao
động tự do, không có quan hệ lao động bị TNLĐ.
- Đề nghị có quy định, hướng dẫn cụ thể về điều kiện hưởng chế độ tai nạn
lao động, như: Bị tai nạn lao động do thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân
công của người sử dụng lao động; Hồ sơ cụ thể đối với trường hợp bị tai nạn
lao động mà điều trị ngoại trú; Điều trị ổn định cho người lao động bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Cần thống nhất việc quản lý các dịch vụ ATVSLĐ như Huấn luyện, Kiểm
định... để không bị trùng lắp, tạo điều kiện thận lợi cho việc thực hiện của
doanh nghiệp.
- Cần quy định thống nhất tại một văn bản pháp luật về điều kiện giảng
viên, đối tượng, chương trình huấn luyện…liên quan đến đối tượng huấn luyện
đặc thù về an toàn điện, an toàn hóa chất.
181