Page 127 - Cuon 1
P. 127

TỔNG HỢP CÁC CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC CHO DNNVV TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
             VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN; KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



                  2.2. Nhóm chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội

                  Quy mô hỗ trợ còn nhỏ: trong khi các quốc gia láng giềng có các gói hỗ trợ ở

             mức 4-5% GDP, các gói hỗ trợ của Việt Nam còn ở mức thấp. Các gói hỗ trợ năm

             2020 và năm 2021 chỉ ở mức xấp xỉ 1% GDP của năm tương ứng .
                                                                                       37
                  Đối tượng hỗ trợ rộng, thuộc đủ mọi thành phần kinh tế, yêu cầu trong thời gian

             ngắn cần phải ban hành chính sách, nên quá trình đánh giá tác động và lấy ý kiến
             góp ý chưa đầy đủ, chưa sát với thực tiễn dẫn đến dự báo chưa chính xác phạm vi

             và mức độ tác động; nguồn lực hạn chế nên khi thiết kế cho mức hỗ trợ còn khá

             thấp; yêu cầu về trình tự thủ tục còn phức tạp, điều kiện được hỗ trợ khá chặt chẽ.

                  Quá trình tổ chức thực hiện, do giãn cách, địa phương gặp khó khăn trong xác

             định đối tượng và thực hiện chi trả...đặc biệt là đối tượng lao động tự do do địa
             phương tự xác định. Quy trình thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 68/NQ-CP

             và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg đã được rút ngắn, tuy nhiên vẫn còn những rào

             cản tiếp cận chính sách. Các địa phương còn chưa chủ động trong kinh phí hỗ trợ; cơ
             chế phân bổ ngân sách giữa trung ương và địa phương đã cải thiện nhưng vẫn sẽ tạo

             gánh nặng cho địa phương trong quá trình thực hiện, đặc biệt đối với các tỉnh nghèo.

                  Công tác an sinh xã hội nhiều nơi chưa được kịp thời bảo đảm, nhất là tại các

             địa phương thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội. Việc thực

             hiện một số chính sách còn hạn chế về hiệu quả, tỷ lệ giải ngân thấp  do: (i) Giai
                                                                                           38
             đoạn đầu áp dụng, điều kiện, tiêu chuẩn còn quá cao, quy trình, thủ tục rườm rà,



             37    Báo cáo của Viện Khoa học lao động xã hội về tác động của đại dịch COVID-19 đến lao động,
                 việc làm, an sinh xã hội và các giải pháp phục hồi.

             38    Tính đến ngày 27/5/2021, tiến độ thực hiện cụ thể như sau: (i) Gói hỗ trợ tiền mặt thực hiện
                 được khoảng 13.100 tỷ đồng/35.880 tỷ đồng, tương ứng với 36,5% quy mô gói hỗ trợ; trong
                 đó, Gói hỗ trợ tiền mặt cho hộ kinh doanh chỉ thực hiện được 1,66%; (ii) Gói hỗ trợ người sử
                 dụng lao động vay trả lương ngừng việc thông qua chính sách cho vay của Ngân hàng Chính
                 sách xã hội với quy mô 16.000 tỷ đồng đã giải ngân cho 245 người sử dụng lao động vay để trả
                 lương ngừng việc cho 11.276 người lao động với số tiền 41,8 tỷ đồng, tương ứng với 0,26%
                 quy mô gói hỗ trợ, (iii) Gói hỗ trợ thông qua chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử
                 tuất với quy mô khoảng 6.500 tỷ đồng đã nhận và giải quyết cho cho 192.503 lao động của
                 1.846 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số tiền là trên 786 tỷ đồng, tương ứng với 12,1% quy mô
                 gói hỗ trợ. Đến ngày 17/8/2021, Gói hỗ trợ cho người sử dụng lao động vay trả lương phục
                 hồi kinh doanh giải ngân đạt khoảng 2,2%.




             126
   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132