Page 126 - Cuon 1
P. 126

TỔNG HỢP CÁC CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC CHO DNNVV TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
                                      VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN; KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



                    Việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số biện pháp do Quốc hội, Ủy

               ban Thường vụ Quốc hội ban hành còn chậm. Các quy định của pháp luật hiện hành
               chưa bao quát được hết các tình huống ứng phó với bùng phát của dịch bệnh; nhiều

               văn bản chỉ đạo, điều hành; một số văn bản chưa sát thực tiễn, thiếu khả thi. Khi

               ban hành văn bản có phạm vi ảnh hưởng lớn đến nhiều đối tượng, một số nơi chưa
               làm tốt việc đánh giá tác động, công tác truyền thông nên khó thực hiện; một số quy

               định mâu thuẫn, thay đổi nhanh, gây bức xúc trong xã hội (như quy định về giấy đi

               đường, lưu thông hàng hóa, hàng hóa thiết yếu...).


                    Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Một số biện pháp còn chưa sát với thực tiễn
               của từng vùng, từng địa bàn và chưa tính hết nhu cầu của người dân, khả năng đáp

               ứng tại chỗ của chính quyền. Một số nơi chưa thực hiện theo đúng quy định, hướng

               dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên; chưa ứng xử thực sự đúng mực trong xử lý tình

               huống nảy sinh, gây bức xúc, thiếu thiện cảm của người dân với chính quyền.

                    Hệ thống y tế còn bộc lộ hạn chế, nhất là y tế cơ sở và y tế dự phòng, chưa đáp

               ứng được yêu cầu khi dịch xảy ra. Người dân khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ

               y tế khi dịch bùng phát trên diện rộng, dẫn đến tình trạng quá tải và tăng nguy cơ tử
               vong. Mức chi tiêu cho y tế bình quân đầu người, số lượng bác sỹ còn thấp, nhân

               lực y tế tại chỗ chưa đáp ứng được yêu cầu, phải điều động số lượng lớn từ trung

               ương và các địa phương khác đến khi dịch bùng phát. Hầu hết các trang thiết bị y tế,

               thuốc, sinh phẩm, vắc xin... đều phải nhập khẩu do chưa sản xuất được trong nước

               nên dẫn đến chưa kịp thời, bị động, chi phí cao. Không đảm bảo phương châm “4
               tại chỗ” tại nhiều địa phương.


                    Công tác truyền thông chưa được chuẩn bị kỹ, chưa thông tin kịp thời, có thời

               điểm bị động, lúng túng, nhất là trong thời gian đầu của đợt dịch. Ứng dụng công
               nghệ thông tin còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Việc tích hợp thành một

               ứng dụng duy nhất trong quản lý, truy vết, tổ chức khám, tiêm chủng, xét nghiệm,

               quản lý đi lại còn chậm, chưa tạo thuận lợi cho người dân.











                                                                                                        125
   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131