Page 123 - Cuon 6
P. 123
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền ngăn cấm các hành vi
nêu trên, ngoại trừ trong các trường hợp sau: 174
- Lưu thông, nhập khẩu, khai thác công dụng của sản phẩm được đưa
ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản
phẩm không phải do chính chủ sở hữu hoặc người được phép của chủ sở
hữu đưa ra thị trường nước ngoài. 175
- Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại,
số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính
khác của hàng hóa, dịch vụ.
4. Cơ chế thực thi đối với các quyền sở hữu trí tuệ đã được đăng
ký bảo hộ
Pháp luật Việt Nam, với Luật SHTT là trung tâm, đã xây dựng một cơ
chế pháp lý tương đối hoàn chỉnh để giúp chủ thể quyền có thể xử lý các
bên xâm phạm hoặc nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT của mình.
Tổng quan cơ chế thực thi quyền SHTT tại Việt Nam:
Biện pháp kỹ Xin lỗi công
thuật, liên hệ khai
trực tiếp, yêu Bồi thường
cầu xử lý v.v. thiệt hại v.v.
Biện pháp
Tự bảo vệ dân sự
Phạt tiền Biện pháp
Cải tạo không hành
giam giữ
Phạt tù v.v. chính
Biện pháp Cảnh cáo
hình sự Phạt tiền
174 Điều 125.2, Luật SHTT.
175 Điều 125.2, Luật SHTT, được hướng dẫn bởi Điều 21.2, Nghị định số 103/2006/
NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (sửa đổi, bổ
sung năm 2010).
122