Page 120 - Cuon 6
P. 120
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
- Sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo
hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực trước
ngày nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý đó.
- Sử dụng một cách trung thực tên người, dấu hiệu mô tả chủng loại,
số lượng, chất lượng, công dụng, giá trị, nguồn gốc địa lý và các đặc tính
khác của hàng hóa, dịch vụ.
3.7. Quyền đối với tên thương mại
a. Định nghĩa
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động
kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể
kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. 166
Mặc dù tên thương mại và nhãn hiệu có cùng mục đích phân biệt,
nhưng lại có điểm khác biệt mấu chốt. Trong khi nhãn hiệu được dùng
để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với chủ thể khác, thì tên
thương mại được dùng để phân biệt chính các chủ thể kinh doanh. Một
công ty có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau. Công ty đó cũng có thể sử
dụng chính tên thương mại hoặc một phần của tên thương mại của mình
làm nhãn hiệu. Trong trường hợp này, để được bảo hộ như một nhãn hiệu,
công ty đó cần tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho tên thương mại
hoặc phần của tên thương mại được sử dụng như một nhãn hiệu.
b. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp (sửa đổi, bổ
sung năm 2010).
166 Điều 4.21, Luật SHTT.
119