Page 55 - Cuon 4
P. 55

PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



                  - Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ
             lục XXII ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 6
             năm 2015 của Chính phủ với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

                  * Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận y tế.
                  - Chức năng: Bộ phận y tế có chức năng tham mưu, giúp việc cho người sử
             dụng lao động và trực tiếp thực hiện việc quản lý sức khỏe của người lao động.

                  - Nhiệm vụ:

                  + Thực hiện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở lao
             động và sơ cứu, cấp cứu các trường hợp tai nạn lao động;

                  + Quản lý tình hình sức khỏe của NLĐ, bao gồm: Tổ chức khám sức khỏe
             định kỳ; khám bệnh nghề nghiệp; lưu giữ và theo dõi hồ sơ sức khỏe tuyển
             dụng, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ bệnh nghề nghiệp (nếu có);

                  + Quản lý cơ số trang thiết bị, thuốc men phục vụ sơ cứu, cấp cứu theo ca
             sản xuất (nếu có) và theo phân xưởng sản xuất;
                  + Xây dựng các nội quy về vệ sinh lao động, các yếu tố nguy cơ gây
             bệnh nghề nghiệp và các biện pháp dự phòng để người lao động tham gia
             phòng tránh;

                  + Xây dựng các tình huống sơ cấp cứu thực tế tại cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng
             các phương án và tình huống cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở nhằm bảo đảm
             sơ cấp cứu có hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn;

                  + Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm
             bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở lao động; phối
             hợp với bộ phận an toàn - vệ sinh lao động để triển khai thực hiện đo, kiểm tra,
             giám sát các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động, hướng dẫn các phân
             xưởng và người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh lao động;

                  + Xây dựng kế hoạch điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người lao
             động làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc có kết quả khám sức khỏe định kỳ
             là loại IV, loại V hoặc mắc bệnh nghề nghiệp;

                  + Định kỳ hằng năm tổ chức huấn luyện cho người lao động về ảnh hưởng
             của các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường lao động đến sức khỏe và các
             biện pháp dự phòng các bệnh có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp; các biện
             pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động thông thường tại nơi làm việc;





             54
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60