Page 17 - Cuon 1
P. 17
TỔNG HỢP CÁC CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC CHO DNNVV TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN; KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
Ví dụ: Một trong các điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ ngừng
việc theo Điều 17 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg là “người lao động thuộc
đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Vậy quy định “trong các khu vực bị
phong tỏa” được hiểu như thế nào? Là nơi làm việc và/hoặc nơi cư trú của
người lao động trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có đúng không? Hoặc địa phương chỉ ghi “giãn cách xã
hội theo Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ” hoặc nằm trong
“vùng cách ly y tế phòng chống dịch Covid 19” có được tính là đủ điều kiện
nêu trên không?
Trả lời
Quy định “người lao động thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong
các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”
tại Khoản 1 Điều 17 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg được hiểu là nơi làm
việc và/hoặc nơi cư trú của người lao động trong các khu vực bị phong tỏa
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm cả «giãn cách
xã hội theo Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ» hoặc nằm
trong «vùng cách ly y tế phòng chống dịch Covid 19».
Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường, việc hiểu và áp
dụng các chính sách ở mỗi địa phương cần được thực hiện sáng tạo, linh hoạt
và chủ động, nhằm đảm bảo phù hợp với công tác chỉ đạo phòng, chống dịch
bệnh ở mỗi địa phương và hỗ trợ nhanh chóng, đúng đối tượng cho người dân,
người lao động trên địa bàn.
Ví dụ 2: Một số người lao động khi thực hiện cách ly y tế tại gia đình,
nếu theo quyết định cách ly của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người
lao động không đủ 14 ngày cách ly y tế thực tế. Tuy nhiên, sau thời gian cách
ly theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người lao động tự ý
nghỉ ở nhà thêm 3-5 ngày (nếu tính cả số ngày người lao động tự ý nghỉ việc
16