Page 114 - Cuon 1
P. 114

TỔNG HỢP CÁC CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC CHO DNNVV TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
                                      VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN; KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



               hành như thời gian vừa qua đã không có nhiều hiệu lực cũng như không còn nhiều dư
               địa sau 3 lần Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh giảm lãi suất điều hành

               trong năm 2020. Mục tiêu cần phải đạt được của chính sách tiền tệ trong thời gian tới

               đó là giảm lãi suất cho vay tới doanh nghiệp. Việc triển khai chính sách tiền tệ trong
               thời gian tới cần tập trung vào việc tăng cường cạnh tranh giữa các ngân hàng thương

               mại để giảm lãi suất cho vay. Về nguyên tắc, các ngân hàng chỉ giảm lãi suất cho vay
               khi họ có thể gia tăng được thị phần bằng cách giảm lãi suất (lấy lượng bù giá). Tuy

               nhiên việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn duy trì chính sách phân bổ hạn mức

               tín dụng hàng năm thực chất là phân chia thị phần cho từng ngân hàng trong năm đó.
               Do đó các ngân hàng hoàn toàn không có động lực giảm lãi suất cho vay vì có giảm

               lãi suất cũng không thể tranh dành thị phần với các ngân hàng khác vì họ bị khống chế

               bởi hạn mức tín dụng cùa chính họ. Đây là nguyên nhân cốt lõi của việc Ngân hàng
               Nhà nước đã giảm rất nhiều lãi suất điều hành nhưng lãi suất cho vay lại không giảm

               trong khi lợi nhuận của các ngân hàng thương mại lại tăng mạnh.

                    b) Chính sách thuế, phí, lệ phí     20


                    -  Giảm thuế suất thuế nhập khẩu với nhiều nhóm mặt hàng nhằm tháo gỡ khó
               khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp, cơ khí, công

               nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô. Kết quả thực hiện: số giảm trong năm 2020 là 6,2

               nghìn tỷ đồng cho 11 đối tượng, khoảng 3,4 nghìn tỷ đồng sẽ được giảm trong năm
               2021; ước tổng số giảm đạt 9,6 nghìn tỷ đồng, đạt 100% số dự kiến.


               20    Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
                   Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài;
                   Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
                   Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu
                   thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu
                   ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung
                   một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP; Nghị quyết số 116/2020/QH14 ngày 19/6/2020
                   của Quốc hội về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh
                   nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành 21
                   Thông tư để sửa đổi 31 Thông tư điều chỉnh giảm 29 khoản phí, lệ phí. Năm 2021, Bộ Tài chính
                   tiếp tục ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 (có hiệu lực
                   kể từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 30/6/2021) và Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/6/2021
                   (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2021 đến hết ngày 31/12/2021) của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
                   mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo
                   đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19 đối với 30 khoản phí, lệ phí… Kết quả thực hiện
                   năm 2020 khoảng 20,14 nghìn tỷ.



                                                                                                        113
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119