Page 113 - Cuon 1
P. 113

TỔNG HỢP CÁC CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC CHO DNNVV TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
             VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN; KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



             giảm từ 50% đến 75% phí dịch vụ chuyển mạch và bù trừ so với mức phí hiện hành
             từ 01/8-31/12/2021 với tổng số tiền dự kiến giảm cả năm 2021 khoảng 1.108 tỷ đồng.


                  (iv) Lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung,
             dài hạn thêm 01 năm nhằm giảm áp lực huy động tiền gửi cho các tổ chức tín dụng trong

             bối cảnh dịch bệnh, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng
             vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho

             khách hàng đồng thời đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất cho khách hàng.

                  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN

             ngày 02/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN

             ngày 13/3/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ
             chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm

             lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ với thời hạn đến ngày 31/12/2021. Trước diễn biến phức
             tạp và kéo dài của đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

             đang xem xét kéo dài thời gian cơ cấu nợ; miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ
             thêm 6 tháng (đến ngày 30/6/2022). Bên cạnh đó, từ tháng 7/2021, Ngân hàng Nhà

             nước Việt Nam đã chỉ đạo và kêu gọi các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay

             hướng đến các đối tượng doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và nhận được
             sự đồng thuận của 16 ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất trong thời

             điểm hiện nay sẽ ít hiệu quả khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, lan rộng cùng với
             việc phong tỏa theo Chỉ thị 16 của Chính phủ tại nhiều địa phương thì đa số các doanh

             nghiệp chưa có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.

                  Sau 5 tháng kể từ khi ban hành Thông tư số 03/2021/TT-NHNN, Ngân hàng

             Nhà nước Việt Nam đã tiếp tục ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày
             07/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN. Trong

             đó, sửa đổi các mốc giới hạn thời gian khoản nợ được cơ cấu lại, miễn, giảm lãi, phí,

             giữ nguyên nhóm nợ để phù hợp với diễn biến phức tạp của dịch bệnh đang diễn ra,
             như mở rộng phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ phát sinh từ trước

             ngày 01/8/2021, kéo dài thời gian áp dụng đối với khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả
             nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022.


                  Sau 9 tháng đầu năm, chính sách tiền tệ chưa có nhiều tác động đến sự hỗ trợ cho
             doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng các công cụ lãi suất điều





             112
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118