Page 11 - Cuon 1
P. 11

TỔNG HỢP CÁC CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC CHO DNNVV TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
             VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN; KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



                  Bên cạnh đó, trong thời gian khó khăn vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt
             Nam đã và đang phát huy tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực duy trì sản

             xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động. các doanh nghiệp Việt Nam đã

             rất chủ động có các giải pháp tự cứu mình. Nhiều sáng kiến đã được triển khai để
             khắc phục những tác động tiêu cực của dịch bệnh như áp dụng giờ làm linh hoạt;

             cắt giảm chi phí sản xuất; rà soát, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay
             thế; tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khai thác thị trường

             nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số trong

             sản xuất kinh doanh…

                  Nhiều chuyên gia cho rằng doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp

             nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp cần lưu ý, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân
             viên, nắm bắt các giải pháp công nghệ để có thể biến những ý tưởng kinh doanh trở

             thành hiện thực trong giai đoạn này. Để khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu, các

             doanh nghiệp tại Việt Nam và thế giới đã đầu tư, tập trung khai thác các lợi thế từ
             chuyển đổi số. Những năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam đã chuyển

             đổi số tương đối thành công, tạo ra các đột phá trong sản xuất, kinh doanh. Thông

             qua đó, nhiều doanh nghiệp đã vươn lên khẳng định thương hiệu của mình, ký kết
             được các hợp đồng lớn để bán hàng hóa cho đối tác trong nước, nước ngoài, từng

             bước tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu.

                  Để ứng phó với tình hình dịch bệnh hiện nay, các doanh nghiệp, nhà bán lẻ cũng

             đã không ngừng nỗ lực giữ vững vị thế và mở rộng kênh mua sắm trực tuyến bằng

             giải pháp cam kết giá bình ổn và giao nhanh trong ngày; trong đó có ngành hàng
             thực phẩm, đồ uống. Từ xu hướng tiêu dùng cũng như nhu cầu của người dân hiện

             nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp nào còn khả năng chuyển đổi

             thì phải mạnh dạn chuyển đổi sang các sản phẩm mà xã hội đang cần, vừa duy trì
             hoạt động vừa tạo việc làm cho người lao động.


                  Để vượt qua thử thách này, nhiều doanh nghiệp đã và đang nhanh chóng chuyển
             đổi mô hình, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh nhằm thích ứng với đại dịch toàn cầu.

             Có thể khẳng định, để vượt qua thách thức hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã quan

             tâm đến việc đẩy chuyển đổi số hóa rất nhiều và tạo nên làn sóng lan tỏa trên thị






             10
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16