Page 10 - Cuon 1
P. 10

TỔNG HỢP CÁC CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC CHO DNNVV TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
                                      VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN; KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



               nghiệp TP Hồ Chí Minh, thời gian qua, dịch COVID- 19 đã làm trên 70% doanh
               nghiệp bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp phải

               tạm ngưng hoạt động hoặc tạm đóng cửa, đa số doanh nghiệp khác đều giảm từ

               50% đến 90% doanh thu so với thời điểm trước dịch.

                    Có thể thấy, dịch COVID-19 đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho các

               doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng đây cũng là dịp để các
               doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị

               trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, là thời điểm mở ra nhiều cơ hội để các

               ý tưởng, dự án khởi nghiệp nắm bắt thời cơ, tìm ra hướng đi mới phù hợp với nhu
               cầu thị trường bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội. Các doanh nghiệp nhạy bén

               sẽ chuyển trạng thái từ “đóng băng” sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát
               triển. Đây là cơ sở thúc đẩy việc nâng cao năng lực của nền kinh tế, làm tiền đề cho

               một sự phát triển bền vững hơn.


                    Tác động từ dịch Covid-19 tạo ra nhận thức mới, xu hướng chuyển dịch trong
               thị hiếu tiêu dùng, giao dịch thương mại mới trên nguyên tắc từ xa, hạn chế tiếp

               xúc; xuất hiện các ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa trên kinh tế số,...
               tạo ra thay đổi về cầu đối với một số sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như chế biến

               thực phẩm; y tế, hoá dược phẩm, chuyển đổi số, e-logistics…; đem lại cơ hội thị

               trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để tái cơ cấu sản xuất,
               hình thành các chuỗi giá trị mới và phát triển bứt phá. Đây là cơ hội để các doanh

               nghiệp Việt Nam nhìn nhận, sát hạch lại năng lực thực sự, sức chống chịu, thích ứng

               trước biến cố thị trường; rà soát, đánh giá, cơ cấu lại nguồn nguyên vật liệu, khách
               hàng và tìm ra hướng đi mới chủ động hơn, xây dựng phương án đổi mới mô hình

               sản xuất, chiến lược kinh doanh mới nhanh chóng nắm bắt tín hiệu, nhu cầu mới

               của thị trường. Thời điểm này cũng là dịp để các doanh nghiệp Việt Nam có thể
               tập trung đổi mới trang thiết bị, công nghệ với chi phí rẻ hơn; đồng thời thúc đẩy

               liên kết, mạng lưới cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài, nâng cao
               chất lượng, giảm giá sản phẩm dịch vụ để tận dụng cơ hội chiếm lĩnh và củng cố

               thị phần. Đồng thời, một số chính sách hội nhập quốc tế như các hiệp định thương

               mại tự do mới được ký kết và chính thức có hiệu lực sẽ tạo lợi thế cho các doanh
               nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.





                                                                                                          9
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15