Page 137 - Cuon 6
P. 137
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
quyền tác giả về việc đặt tên và/hoặc sửa chữa tác phẩm. Vì vậy, doanh
nghiệp nên có sẵn một thỏa thuận như vậy để có thêm quyền kiểm soát
đối với việc đặt tên và/hoặc sửa chữa tác phẩm.
- Đưa điều khoản từ bỏ quyền nhân thân vào hợp đồng lao động với
người lao động.
Điều khoản này có nội dung chính là người lao động đồng ý từ bỏ các
quyền nhân thân của mình đối với các sản phẩm trí tuệ do họ sáng tạo ra.
Tuy nhiên, hiệu lực của điều khoản này là không chắc chắn, do pháp luật
không có quy định. Hơn nữa, quyền nhân thân là quyền do pháp luật quy
định và không phải quyền phát sinh từ thỏa thuận giữa hai bên. Vì vậy,
trong trường hợp xảy ra tranh chấp, có thể Tòa án sẽ coi điều khoản này
là không có hiệu lực.
- Đưa điều khoản về việc người lao động đồng ý với hành động của
doanh nghiệp.
Theo điều khoản này, người lao động công nhận mình đồng ý và chấp
thuận các hành động của doanh nghiệp mà trong trường hợp khác có thể
coi là xâm phạm quyền nhân thân của người lao động. Điều khoản này có
hiệu lực chắc chắn hơn điều khoản từ bỏ quyền nhân thân, do nó chỉ tạo
ra cho người lao động một nghĩa vụ trong hợp đồng về việc sẽ không yêu
cầu các biện pháp xử lý xâm phạm chống lại doanh nghiệp.
5.2. Thương mại hóa tài sản sở hữu trí tuệ
Tài sản trí tuệ có thể mang lại giá trị rất lớn cho doanh nghiệp, nếu
doanh nghiệp biết cách thương mại hóa những sản phẩm do mình sáng tạo
ra. Hiện nay, có các hình thức thương mại hóa tài sản trí tuệ phổ biến sau:
- Hợp đồng chuyển giao quyền SHTT, bao gồm: Hợp đồng chuyển
nhượng quyền SHTT và Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng
quyền SHTT (hay còn gọi là hợp đồng li-xăng).
136