Page 136 - Cuon 6
P. 136
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
vậy, trong hợp đồng lao động ký kết với người lao động, doanh nghiệp
nên quy định rõ ràng về vấn đề doanh nghiệp là chủ sở hữu duy nhất của
các quyền SHTT trong các sản phẩm trí tuệ do người lao động sáng tạo ra
trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp và vì lợi ích của doanh nghiệp.
Quyền nhân thân của người lao động
Khi người lao động sáng tạo ra các đối tượng quyền tác giả, quyền
liên quan (cuộc biểu diễn), quyền đối với sáng chế hoặc kiểu dáng công
nghiệp, người lao động sẽ trở thành tác giả hoặc người biểu diễn của các
đối tượng đó và được hưởng quyền nhân thân.
Như đã nói ở các phần trên, quyền nhân thân của tác giả và người
biểu diễn không thể được chuyển giao, và các cơ chế xác lập quyền tác
giả cho doanh nghiệp chỉ xác lập quyền tài sản (và quyền phân phối tác
phẩm) cho doanh nghiệp. Như vậy, người lao động vẫn sẽ giữ lại các
quyền nhân thân, dù doanh nghiệp đã trở thành chủ sở hữu quyền SHTT
có liên quan.
Để giải quyết vấn đề quyền nhân thân của người lao động, doanh
nghiệp có thể cân nhắc thực hiện các cách sau:
- Đưa điều khoản về việc thỏa thuận đặt tên và/hoặc sửa chữa sản
phẩm trí tuệ vào hợp đồng lao động hoặc có thỏa thuận riêng bằng văn
bản với người lao động về vấn đề này.
Theo quy định pháp luật hiện hành, tác giả và tổ chức, cá nhân đầu
tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa
thuận về việc sửa chữa tác phẩm đối với một số loại tác phẩm nhất định
như tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm kiến trúc, chương
trình máy tính. Tuy nhiên, Dự thảo sửa đổi Luật SHTT đang đề xuất
183
cho tác giả thêm quyền nhân thân là quyền thỏa thuận với chủ sở hữu
183 Điều 11, 12, 15, 17, Nghị định 22.
135