Page 82 - Cuon 4
P. 82
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
3.1.3. Phân loại rủi ro.
Rủi ro do vị trí công việc: là rủi ro về sức khỏe và an toàn cho người lao
động thực hiện các công việc hàng ngày;
Hậu quả gây ra có thể là người lao động bị thượng, tử vong hoặc tổn hại
sức khỏe;
Dạng rủi ro này thường được kiểm soát trực tiêp bởi các cá nhân hay nhóm
người lao động.
Rủi ro công nghệ và kỹ thuật.
Lỗi của thiết bị thể hiện ở thông số vận hành ví dụ như số lượng, chất
lượng các thông số đầu ra, độ tin cậy của thiết bị, hiệu suất năng lương…Các
hậu quả xấu bao gồm việc không đạt các yêu cầu về môi trường lao động hoặc
sản phẩm không đạt yêu cầu;
Rủi ro do rò rỉ ngẫu nhiên các chất nguy hiểm từ hệ thống công nghệ, hậu
quả là phát sinh những đám mây khí độc, khí cháy nổ và ô nhiễm.
Rủi ro do lỗi của con người.
Có thể gây ra các sự cố nhỏ nhưng cũng có thể gây ra các tai nạn nghiêm
trọng. Quy trình quản lý rủi ro này bao gồm: Việc đánh giá tình trạng của tổ
chức, môi trường, tâm lý, xã hội, chất lượng nguồn nhân lực;
Phương pháp đánh giá rủi ro dựa trên nguyên lý: Con người - công nghệ - tổ
chức, có thể được áp dụng cho các hoạt động đặc biệt như công việc trong phòng
điều khiển, những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động….
3.1.4. Tổ chức đánh giá rủi ro.
* Thời điểm đánh giá rủi ro:
a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất
01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định
khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
c) Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức
sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh
lao động nghiêm trọng.
81