Page 106 - Cuon 2
P. 106
THỰC TIỄN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG,
TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN CHO DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ
2.1.3. Hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật
Bên cạnh hoạt động cung cấp thông tin pháp lý, các địa phương tổ
chức nhiều hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp,
người quản lý doanh nghiệp và cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là hoạt động thiết thực nhằm tăng cường
năng lực pháp luật cho cán bộ làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp ở địa phương cũng như năng lực pháp luật của người quản lý
doanh nghiệp, cán bộ làm pháp chế cho doanh nghiệp, tạo thói quen sử
dụng và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Cụ thể như:
- UBND tỉnh Tiền Giang và các Sở trực thuộc đã tổ chức 7 hội nghị
triển khai văn bản pháp luật mới, với hơn 1.020 lượt người tham dự; 02
hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp, trong
đó ưu tiên cho doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn đi lại và
doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
- UBND tỉnh chỉ đạo các Sở trực thuộc và Trung tâm hỗ trợ doanh
nghiệp và khởi nghiệp thường xuyên phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức
một số lớp đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp:
lớp nâng cao năng lực quản lý, điều hành như quản trị tài chính, nhân sự,
điều hành doanh nghiệp… Lớp chuyên đề như “Startup và các vấn đề sở
hữu trí tuệ”, “Đọc, hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp”… Sở Tư pháp
Đồng Tháp thực hiện chương trình tư vấn pháp luật trên Đài Truyền hình,
Đài Phát thanh Đồng Tháp. Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19
nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, giải thể…Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh phối hợp với Sở Công thương, Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Lao động, thương binh và Xã hội, Cục Thuế, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam – chi nhánh Đồng Tháp có buổi chia sẻ trực tuyến về một
số chính sách liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp/ hộ kinh doanh.
105