Page 133 - Cuon 1
P. 133

TỔNG HỢP CÁC CƠ CHẾ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC CHO DNNVV TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
             VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN; KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP THÁO GỠ



                  3.3. Giải pháp hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh

                  a) Thực hiện hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp; tạm khoanh các khoản nợ của doanh

             nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, hạn chế tối đa phá sản và tạo điều kiện cho

             doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi trong dịch và sau dịch. Khuyến khích phát
             triển mạnh các ngành nghề có triển vọng phát triển tốt trong bối cảnh đại dịch để

             cơ cấu lại nền kinh tế. Có các giải pháp hỗ trợ phù hợp với các nhóm doanh nghiệp
             khác nhau (theo ngành nghề, quy mô, v.v.). Thực hiện các chính sách hỗ trợ thực

             chất về tài chính và tín dụng cho doanh nghiệp sản xuất và các chuỗi cung ứng liên

             quan theo hướng nới lỏng quy định về thuế, phí liên quan; tăng thời gian ân hạn,
             đáo hạn, giãn, hoãn, khoanh nợ, giảm tỉ lệ lãi suất, hỗ trợ bù lãi suất, tăng hạn mức

             tín dụng cần thiết, giãn, giảm nộp phí bảo hiểm, v.v. để cải thiện dòng tiền và ổn
             định tình hình tài chính doanh nghiệp. Tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục

             giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới nhằm hỗ

             trợ sản xuất, kinh doanh.

                  b) Quyết liệt tháo bỏ các rào cản môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường

             đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển. Thực hiện nghiêm
             các quy định về ban hành điều kiện kinh doanh gắn với trách nhiệm người đứng đầu

             các bộ, ngành quản lý chuyên ngành, bảo đảm rõ ràng, minh bạch, có lộ trình phù

             hợp, loại bỏ các giấy phép con bất hợp lý, tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp. Đơn
             giản hóa khâu tiền kiểm, chuyển mạnh sang hậu kiểm gắn với quản trị rủi ro, đánh

             giá mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kiểm tra chuyên ngành.

             Các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành khẩn trương xây dựng Danh mục sản phẩm,
             hàng hóa chuyển từ kiểm tra tiền kiểm sang hậu kiểm giai đoạn 2022-2025, áp dụng

             từ năm 2022.

                  c) Thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải đường bộ và đường thủy toàn

             quốc, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa an toàn, thông suốt trên nguyên

             tắc đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận lợi; khai thác lợi thế của việc vận
             chuyển hàng hóa bằng đường sắt trong chuỗi cung ứng sản phẩm; không quy định

             thêm các điều kiện, giấy phép cản trở lưu thông hàng hoá, đặc biệt đối với hàng hóa

             thiết yếu phục vụ đời sống người dân và vật tư, nguyên liệu sản xuất; không để xảy






             132
   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138