Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tạo những bước đột phá để phát triển DNNVV

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 9 đưa vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2016, Cơ quan chủ trì soạn theo được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mới đây ngày 26/11/2015 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành quyết định số 1749/QĐ- BKHĐT về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ Biên tập Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm đại diện các Bộ ngành, Đại diện một số Hiệp hội doanh nghiệp.

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 9 đưa vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2016, Cơ quan chủ trì soạn theo được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mới đây ngày 26/11/2015 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành quyết định số 1749/QĐ- BKHĐT về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ Biên tập Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm đại diện các Bộ ngành, Đại diện một số Hiệp hội doanh nghiệp.

 

Nói về vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hầu hết các quốc gia trên thế giới DNNVV đều đóng góp một sứ mệnh rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Ở một số nước, DNNVV được xác định là “động lực tăng trưởng”, là“xương sống” của nền kinh tế, cả những quốc gia đã phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, OECD, APEC và các quốc gia đang phát triển trong khu vực như: ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ... đều coi trọng khu vực DNNVV.

Tại Việt Nam, từ khi chúng ta tiến hành chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế với sự ra đời của Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghệp năm 2000, các DNNVV ( trong đó chủ yếu là doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân) đã có bước phát triển vượt bậc, có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và đóng góp ngân sách nhà nước. Khu vực các DNNVV đóng góp khoảng 45% GDP, 39% vốn đầu tư thực hiện trong khu vực doanh nghiệp, 33% thu ngân sách nhà nước và tạo ra khoảng 62% việc làm trong toàn bộ khu vực doanh nghiệp, số lượng DNNVV hiện nay đã lên khoảng 600.000 DN

Với vai trò đó, công tác hỗ trợ DNNVV được xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển của các quốc gia, có nhiều nước xây dựng Luật khung hỗ trợ DNNVV ( Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...), có nước xây dựng Hiến chương DNNVV (EU), các nước ASEAN xây dựng chiến lược phát triển DNNVV 10 năm.

Ở Việt Nam Chính phủ đã xây dựng chính sách về phát triển DNNVV ở tầm Nghị Định cụ thể là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP và Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV theo từng giai đoạn cùng với nhiệm kỳ của Chính phủ, song song với những chính sách cụ thể về hỗ trợ DNNVV, Chính Phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc trợ giúp phát triển DNNVV bằng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thông qua việc xây dựng các đạo luật chuyên ngành như. Bộ luật dân sư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật quản lý thuế, Luật phá sản và những cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, hải quan, thuế đã góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các DNNVV. Các Kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 và 2011 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/11/2006 và 1231/QĐ-TTg ngày 7/9/2012 đã đưa ra hệ thống các giải pháp trợ giúp DNNVV tương đối toàn diện và có lộ trình thực hiện cụ thể. Có thể nói đây là khung pháp lý quan trọng giúp các Bộ, ngành, địa đương và tổ chức hiệp hội doanh nghiệp xây dựng và thực hiện trợ giúp phát triển DNNVV trong phạm vi quản lý và giúp định hướng mục tiêu hỗ trợ DNNVV cho các nhà tài trợ quốc tế. Tại địa phương nhiều tỉnh, thành phố cũng đã xây dựng các chính sách, chương trình trợ giúp cho DNNVV trên các lĩnh vực: quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ, tổ chức các cuộc đối thoại giữa chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp

Mặc dù các chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng việc triển khai thực hiện và tác động hỗ trợ của các chính sách này đối với các DNNVV vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại sau:

- Một số chương trình hỗ trợ DNNVV mới dừng ở mức ước tính tỉ lệ DNNVV có thể tham gia hoặc rất chung chung, chưa có tiêu chí đánh giá được mức độ tham gia của các doanh nghiệp.

- Nhiều chính sách mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khuyến khích chung, chưa có những quy định ưu đãi rõ ràng nên DNNVV không thể tham gia được. Ví dụ hỗ trợ DNNVV về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ DNNVV tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công, chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại địa phương với kết quả hoạt động rất hạn chế.

- Một số chính sách chưa bám sát nhu cầu thực tế phát sinh của DNNVV, hình thức thực hiện chưa phù hợp với đối tượng , tiến độ thời gian thực hiện chương trình chậm do phải danh thời gian ban hành quy chế triển khai vì vậy có độ trễ khi triển khai trên thực tế.

- Sự tham gia của các tổ chức đại diện doanh nghiệp các hiệp hội của doanh nghiệp và việc thực hiện các chương trình hỗ trợ DNNVV còn mờ nhạt, chủ yếu ở góc độ phối hợp.

Những thách thức, tồn tại nêu trên đã làm cho những chính sách và chương trình hỗ trợ của Nhà nước thời gian qua chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ phát triển của cộng đồng DNNVV. Trong khi đó, các DNNVV rất cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước để vượt qua khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chất lượng, hiệu quả và hội nhập sâu rộng hơn với khu vực và thế giới.

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tạo những đột phá để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bước sang năm 2016 cùng với việc cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được hình thành, nhiều hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia ký kết chính thức có hiệu lực như FTA với Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á - Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kygyzstan), kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA với Liên minh Châu Âu (EVFTA), quá trình hội nhập trên đánh giá một bước chuyển mình sâu rộng trong hội nhập quốc tế. Một trong những mục tiêu của cộng đồng kinh tế các quốc gia ASEAN đó là phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

Để thực hiện mục tiêu đó các chính sách phát triển DNNVV của Việt Nam đòi hỏi phải có những thay đổi, để làm sao giúp các DNNVV của Việt Nam tận dụng được các cơ hội của quá trình hội nhập nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời sẽ là công cụ pháp lý quan trọng khắn phục những tồn tại của các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trước đây. Tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để thúc đẩy DNNVV Việt Nam phát triển.

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải xác định được các đối tượng “ doanh nghiệp nhỏ và vừa ưu tiên” để có kế hoạch xây dựng các chương trình hỗ trợ theo từng thời kỳ giai đoạn và định hình cách thức hỗ trợ. Thực tiễn cho thấy không có quốc gia nào có thể hỗ trợ một cách đồng loạt cho tất cả các DNNVV khi chiếm tới 97% số lượng doanh nghiệp đăng ký. Do đó việc xác định đối tượng DNNVV ưu tiên có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khái niệm “ doanh nghiệp nhỏ và vừa ưu tiên” phải được hiểu là một đối tượng động, có thể thay đổi theo từng thời kỳ, Ví dụ trong giai đoạn hội nhập những DNNVV thuộc lĩnh vực đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, nông nghiệp nông thôn…phải là những đối tượng được ưu tiên trong các chính sách hỗ trợ.

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải khắc phục những chồng chéo trong việc xây dựng các chương trình hỗ trợ DNNVV giữa các bộ ngành trong thời gian vừa qua, hạn chế việc phân tán nguồn lực, manh mún trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ DNNNV, phát huy vai trò của Hội đồng khuyến khích DNNVV của Chính phủ trong việc giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong hoạch định các chính sách phát triển DNNVV; Việc xây dựng các chương trình hỗ trợ DNNVV phải theo quy trình thủ tục của Luật này, tránh việc mạnh ai đấy làm.

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các Hiệp hội của doanh nghiệp trong việc tham gia thực hiện hỗ trợ DNNNV, nâng cao vị thế vai trò của các tổ chức đại diện doanh nghiệp trong việc triển khai các chương trình hỗ trợ DNNVV.

LS. Lê Anh Văn

(Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam)

Ý kiến của bạn

   Mã xác nhận  

Các tin khác