Page 24 - Cuon 4
P. 24
PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công
dưới độ tuổi lao động tối thiểu.”
- Hệ thống các Luật, Bộ luật:
1. Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 ban hành ngày (có hiệu lực từ ngày
01/01/2021).
2. Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân số 21-LCT/HĐNĐNN8 năm 1989.
3. Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.
4. Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 năm 2001.
5. Luật số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC
năm 2001.
6. Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 năm 2014.
7. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 năm 2014.
8. Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 năm 2006.
9. Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 năm 2007.
Trong đó, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 được coi là luật khung, cơ
bản và bao quát nhất các vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động. Tóm lược các vấn
đề cơ bản của Luật này được trình bày riêng trong phần phía sau.
◆ Các VBPQPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Chính phủ ban hành các Nghị định và Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định để hướng dẫn cụ thể các quy định của Luật, Pháp lệnh. Các văn
bản chủ yếu hiện hành do Chính phủ ban hành về Công tác ATVSLĐ, cụ thể là:
1. Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020: Quy định xử phạt hành
chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi lao động ở
nước ngoài theo hợp đồng.
2. Nghị định 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020: Quy định mức đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc và Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Nghị định 88/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/07/2020, quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động về bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
23