Page 9 - Cuon 6
P. 9
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
1. Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một nguyên tắc hiến định ở Việt Nam,
khoản 2 Điều 62 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước ưu tiên đầu tư
và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển
giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm
quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”.
So với các tài sản thông thường khác như nhà cửa, xe cộ… thì tài sản sở
hữu trí tuệ (SHTT) có những nét đặc thù xuất phát từ bản chất vô hình
của nó. So với những tài sản hữu hình truyền thống lâu nay vẫn được coi
là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp như trụ sở, nhà xưởng, máy móc, thiết
bị,… các tài sản vô hình của doanh nghiệp (những bí quyết kỹ thuật, ý
tưởng, chiến lược kinh doanh, thương hiệu, và các giá trị, tài sản trí tuệ
khác được tạo ra bởi công ty) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng,
giúp đóng góp, hình thành nên phần giá trị của công ty. Có nhiều trường
hợp, giá trị của tài sản vô hình còn lớn hơn gấp nhiều lần so với các giá trị
hữu hình cố hữu. Chẳng hạn, theo công bố xếp hạng của tạp chí Forbes về
Danh sách 100 thương hiệu đắt giá nhất thế giới thì Top 10 thương hiệu
dẫn đầu đều có giá trị hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đô la Mỹ (thương
hiệu đắt giá nhất thế giới là Apple trị giá tới 241,2 tỷ đô la, lần lượt ở các
vị trí đứng sau là Google (207,5 tỷ đô la), Microsoft (162,9 tỷ đô la) ,…).
1
1 Tham khảo tại: https://www.forbes.com/powerful-brands/list/
8