Page 19 - Cuon 6
P. 19
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
là một quyền độc lập, không phát sinh trực tiếp từ quyền tác giả, có chủ
thể và khách thể khác với quyền tác giả. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam, đã xây dựng hai hệ thống riêng để bảo hộ quyền tác giả và quyền
liên quan.
a. Quyền tác giả
Định nghĩa
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu. Như vậy, đối tượng của quyền tác giả là tác
14
phẩm, cụ thể là tác phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học.
Quyền tác giả có thể là tài sản quan trọng nhất của các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xuất bản (sách, báo, tạp chí, v.v.), thời trang
(thiết kế thời trang), giải trí (âm nhạc, phim, các sản phẩm giải trí nghe
nhìn khác), marketing và quảng cáo (sản phẩm quảng cáo, thiết kế đồ
họa, v.v.), thiết kế công trình/kiến trúc/nội, ngoại thất, phần mềm hoặc
chương trình máy tính (bao gồm cả trò chơi điện tử). Tuy nhiên, trên thực
tế, hầu hết các doanh nghiệp đều sở hữu quyền tác giả ở các hình thức
khác nhau trong hoạt động kinh doanh của mình, chẳng hạn như đối với
nội dung trên trang web của doanh nghiệp, tài liệu huấn luyện, hội thảo
hoặc marketing (kể cả bộ nhận diện thương hiệu như logo, tiêu đề thư,
thiết kế trên quà tặng khách hàng, v.v.), thư tư vấn (đối với doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực tư vấn).
Căn cứ xác lập quyền
Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể
hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung,
chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công
14 Điều 4.2, Luật SHTT.
18