Page 17 - Cuon 6
P. 17
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
* Xung đột lợi ích: Việc thực hiện quyền SHTT không được xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của
pháp luật có liên quan. Để đảm bảo lợi ích công cộng, chủ sở hữu quyền
SHTT có thể bị bắt buộc phải từ bỏ hoặc cho phép chủ thể khác sử dụng
quyền SHTT độc quyền của mình.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019),
quyền sở hữu trí tuệ được phân loại như sau: 12
Quyền sở hữu trí tuệ Tài sản trí tuệ tương ứng 13
Quyền tác giả và quyền liên quan
• Quyền tác giả Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
• Quyền liên quan Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương
trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương
trình được mã hóa
Quyền sở hữu công nghiệp
• Quyền đối với sáng chế Sáng chế; giải pháp hữu ích: sản phẩm hoặc
quy trình được sáng tạo ra để giải quyết một
vấn đề cụ thể
• Quyền đối với kiểu dáng công Kiểu dáng công nghiệp: hình dáng bên ngoài
nghiệp của sản phẩm
• Quyền đối với nhãn hiệu Nhãn hiệu: dấu hiệu (biểu tượng, tên, hình
ảnh, logo, khẩu hiệu, âm thanh, v.v.) được sử
dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ
thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác
12 Điều 4.1, Luật SHTT.
13 Điều 3, 4, Luật SHTT.
16