Page 16 - Cuon 6
P. 16
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
học và nghệ thuật; thiết kế (kiểu dáng); và biểu tượng, tên và hình ảnh
được sử dụng trong thương mại.
10
Quyền sở hữu trí tuệ (“quyền SHTT”) hiểu một cách đơn giản là một
hệ thống các quyền độc quyền mà tổ chức, cá nhân có thể có đối với tài
sản trí tuệ do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các quyền này về cơ bản bao
gồm: (i) quyền tự mình khai thác các tài sản trí tuệ; (ii) quyền cho phép
người khác khai thác các tài sản trí tuệ của mình; (iii) quyền ngăn cấm
người khác khai thác các tài sản trí tuệ của mình; (iv) và quyền định đoạt
quyền SHTT của mình (chuyển giao).
Quyền SHTT là quyền được xác lập theo quy định của pháp luật và
được thực thi trong giới hạn pháp luật cho phép. Quyền SHTT bị pháp
luật giới hạn theo các khía cạnh sau: 11
* Về không gian: Quyền SHTT chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh
thổ của quốc gia hoặc khu vực nơi quyền đó được xác lập. Các quốc gia
trên thế giới có thể ký kết hoặc tham gia vào các điều ước quốc tế để
tự động công nhận quyền của công dân quốc gia khác trên lãnh thổ của
mình. Tuy nhiên, điều này không làm mất đi tính chất giới hạn lãnh thổ
của quyền SHTT.
* Về thời gian: Hầu hết các loại quyền SHTT đều chỉ được bảo hộ
trong một khoảng thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ). Sau khi thời hạn
bảo hộ kết thúc, quyền SHTT đó sẽ thuộc về công chúng.
* Về nội dung: Quyền SHTT chỉ được bảo hộ đối với những phần
của tài sản trí tuệ thỏa mãn điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Đối với những quyền SHTT được xác lập trên cơ sở đăng ký (ví dụ như
quyền đối với sáng chế), quyền SHTT đó được bảo hộ trong phạm vi ghi
nhận trong văn bằng bảo hộ.
10 https://www.wipo.int/about-ip/en/
11 Điều 7, Luật SHTT.
15