Page 15 - Cuon 6
P. 15
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM
nghiệp (tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2019), bao gồm: 7.155 đơn sáng
chế/giải pháp hữu ích; 2.869 đơn kiểu dáng công nghiệp; 51.311 đơn
nhãn hiệu quốc gia và 10.191 đơn nhãn hiệu quốc tế đăng ký qua Hệ
thống Madrid; 22 đơn chỉ dẫn địa lý và 281 đơn đăng ký quốc tế có nguồn
gốc Việt Nam; và 41.647 đơn/yêu cầu khác.
Số văn bằng bảo hộ đã cấp riêng trong năm 2020 đối với sở hữu công
nghiệp là: 48.072 (tăng 18,1% so với năm 2019), bao gồm 4.597 Bằng
độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích, 2.066 Bằng độc quyền kiểu dáng
công nghiệp, 33.700 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quốc gia, 7.688
Đăng ký quốc tế nhãn hiệu và 21 Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Từ những số liệu nêu trên, có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Việt Nam ngày càng quan tâm đến giá trị của tài sản trí tuệ
cũng như việc đăng ký bảo hộ đối với những loại tài sản này, nhận thức
của xã hội trong việc bảo vệ các thành quả sáng tạo đã từng bước được
nâng cao, môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nước
ta, trong đó có sự đóng góp của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng
dẫn thi hành Luật, đã được cải thiện và phát huy được vai trò tích cực,
hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của cả
doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. 9
3. Những vấn đề pháp lý về bảo hộ một số đối tượng quyền SHTT
có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa
3.1. Tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ
Tài sản trí tuệ được định nghĩa bởi Tổ chức Trí tuệ Thế giới (“WIPO”)
là các sản phẩm được sáng tạo ra bởi trí óc như sáng chế; tác phẩm văn
9 Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.
14