Page 12 - Cuon 6
P. 12

PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
                                                    MỘT SỐ VẤN ĐỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CẦN QUAN TÂM



               chính nhà phân phối của mình đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc và kiện
               ngược lại vì tội xâm phạm nhãn hiệu.      4


                    (ii) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong quá trình hoạt động sản xuất,
               kinh doanh của mình, nếu không chú ý đến các vấn đề về đăng ký bảo hộ

               quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ nếu không thực hiện các thủ tục, công đoạn
               đăng ký nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp thì xem doanh nghiệp sẽ

               khó có thể biết được liệu nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp mà mình đang
               sử dụng có xâm phạm quyền của người khác không), do đó, có thể sẽ vô

               tình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, tổ chức khác, dẫn đến
               những tranh chấp không đáng có gây thất thoát nhiều thời gian, công sức

               tiền bạc, danh dự của doanh nghiệp.

                    Có thể nói, việc đăng ký bảo hộ các loại hình tài sản sở hữu trí tuệ

               là nền tảng cơ sở cho việc bảo vệ tốt các tài sản SHTT, tăng cường việc
               thương mại hóa các loại hình tài sản này, cũng như thực thi có hiệu quả

               quyền của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với tài sản SHTT, mở ra động lực
               thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao khả năng cạnh tranh

               của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế.

                    Ở góc độ quản lý nhà nước, cùng với xu hướng phát triển chung của
               thế giới trong việc ghi nhận, nâng cao tầm quan trọng đặc biệt của tài sản

               trí tuệ đối với sự phát triển kinh tế, Nhà nước ta đang rất nỗ lực, cố gắng

               hoàn thiện các cơ chế pháp lý để có thể bảo vệ tốt hơn đối với tài sản
               SHTT của doanh nghiệp.  Quả thực, nếu Nhà nước không có cơ chế đủ
                                            5
               tốt bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ

               không có đủ động lực để đầu tư của cải vật chất, chất xám để tạo ra những



               4   Tham khảo  thêm tại:https://investone-law.com/bai-hoc-ve-bao-ho-thuong-hieu-
                   viet-tai-nuoc-ngoai.html
               5   Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia các Hiệp định thương mại thế hệ mới
                   rất quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP, và tiến hành sửa đổi Luật Sở hữu trí
                   tuệ năm 2005 nhằm tuân thủ các cam kết về sở hữu trí tuệ tại các Hiệp định này.



                                                                                              11
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17