Page 21 - Cuon 1
P. 21

PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
             MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM



             01/3/2006. Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) 2005 được xây dựng trên cơ
             sở Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật

             Thương mại quốc tế (UNCITRAL). Luật GDĐT được xem là luật khung,
             quy định những vấn đề kỹ thuật, đặc thù phát sinh trên môi trường điện tử.


                  Triển khai thực hiện Luật, các bộ, ngành đã ban hành văn bản quy
             phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết theo từng lĩnh vực. Đây là cơ sở pháp

             lý quan trọng để xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ,
             ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

             bảo đảm sự phân công, phối hợp, thực hiện phát triển và ứng dụng GDĐT
             trong cả nước.


                  Sau gần 15 năm thực hiện, Luật GDĐT cùng với các Luật Công nghệ
             thông tin 67/2006/QH11, Viễn thông số 41/2009/QH12, Tần số và Vô

             tuyến điện số 42/2009/QH12, An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13,
             An ninh mạng số 24/2018/QH14 và các luật chuyên ngành khác tạo hành

             lang pháp lý hỗ trợ đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT),
             thúc đẩy GDĐT, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội,

             đưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào cải cách hành chính.

                  Luật GDĐT được ban hành từ 2005 nên không thể tránh khỏi những
             bất cập khi ngành CNTT và truyền thông phát triển quá nhanh, nhất là

             trong khoảng thời gian 05 năm gần đây.



                     Tại Diễn đàn Vietnam ICT Summit 2017, Ban tổ chức đã tiến

                 hành khảo sát 275 đơn vị tham gia về sự sẵn sàng của tổ chức, thế
                 mạnh và những giải pháp cần thực hiện của Việt Nam để chuẩn

                 bị cho Cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy: 35,2% số tổ chức đã
                 chuẩn bị và sẵn sàng kết quả cho Cách mạng công nghiệp 4.0, trong

                 đó phần đa là các DN thuộc khối ngân hàng và công nghệ thông tin
                 (CNTT). 58,7% đã tìm hiểu nhưng chưa biết chuẩn bị gì, trong khi






             20
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26