Page 20 - Cuon 1
P. 20
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DNNVV CẦN QUAN TÂM
Thương mại quốc tế (UNCITRAL). Luật GDĐT được xem là luật khung,
quy định những vấn đề kỹ thuật, đặc thù phát sinh trên môi trường điện tử.
Triển khai thực hiện Luật, các bộ, ngành đã ban hành văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết theo từng lĩnh vực. Đây là cơ sở pháp
lý quan trọng để xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ,
ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
bảo đảm sự phân công, phối hợp, thực hiện phát triển và ứng dụng GDĐT
trong cả nước.
Sau gần 15 năm thực hiện, Luật GDĐT cùng với các Luật Công nghệ
thông tin 67/2006/QH11, Viễn thông số 41/2009/QH12, Tần số và Vô
tuyến điện số 42/2009/QH12, An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13,
An ninh mạng số 24/2018/QH14 và các luật chuyên ngành khác tạo hành
lang pháp lý hỗ trợ đẩy mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT),
thúc đẩy GDĐT, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội,
đưa ứng dụng khoa học, công nghệ vào cải cách hành chính.
Luật GDĐT được ban hành từ 2005 nên không thể tránh khỏi những
bất cập khi ngành CNTT và truyền thông phát triển quá nhanh, nhất là
trong khoảng thời gian 05 năm gần đây. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền
thông (TT&TT) đã chủ động, tích cực triển khai đánh giá, tổng kết tình
hình thi hành Luật GDĐT theo nhiều phương thức khác nhau bao gồm: gửi
văn bản đề nghị bộ ngành, địa phương thực hiện tổng kết; tổ chức làm việc
với các cơ quan bộ, ngành đã triển khai thực thi Luật trong lĩnh vực mình,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước có tác động mạnh đến kinh tế - xã
hội như các Bộ: Tài chính, Công Thương, Nội vụ, Bảo hiểm Xã hội Việt
Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức các hội thảo để lấy ý kiến
rộng rãi từ cơ quan, tổ chức và chuyên gia theo từng chuyên đề cụ thể.
Ngày 29/11/2005, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI thông qua
Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 và có hiệu lực thi hành từ ngày
19