Thành lập công ty cổ phần

Người gửi: Lê Văn Nhật

Địa chỉ: Thanh Xuân

Nội dung câu hỏi:

Ngày gửi: 12/04/2016

Thủ tục thành lập công ty cổ phàn như

Trả lời:

Ngày trả lời: 12/04/2016

abxc

Viết giấy đặt cọc nhưng không có nội dung về việc phạt vi phạm đặt cọc

Người gửi: Nguyễn Văn Phương

Địa chỉ: Khâm Thiên, Hà Nội

Nội dung câu hỏi:

Ngày gửi: 02/04/2016

Tôi đặt cọc 10 triệu để mua bàn bida, nhưng sau 3 ngày tôi không muốn mua. Khi đặt cọc, bên nhận cọc có nói: nếu không mua nữa thì cứ quay lại lấy tiền cọc và trong giấy đặt cọc cũng không ghi: nếu không mua tôi sẽ mất tiền cọc. Vậy tôi có lấy lại tiền đã đặt cọc được không?

Trả lời:

Ngày trả lời: 02/04/2016

Theo quy định tại Điều 358 Bộ luật Dân sự quy định về hợp đồng đặt cọc như sau: Ðặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

Đối chiếu với trường hợp của bạn có thể thấy: về mặt hình thức, việc đặt cọc của bạn đã được lập thành văn bản là phù hợp với quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng. Về mặt nội dung, trong giấy đặt cọc không ghi rõ nội dung “nếu không mua tôi sẽ mất tiền cọc”, nhưng như vậy không có nghĩa là bạn sẽ không bị phạt vi phạm đặt cọc. Vì theo quy định của Điều 358 Bộ luật Dân sự thì: Khi các bên đã đặt cọc nhưng hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện theo thỏa thuận thì được giải quyết như sau: (i) nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; (ii) nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Như vậy, mặc dù không ghi rõ nội dung phạt cọc trong giấy đặt cọc nhưng theo quy định của pháp luật thì bạn vẫn có thể bị mất số tiền đã đặt cọc nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Theo thông tin bạn cung cấp, bên nhận đặt cọc đã nói nếu không mua, bạn được lấy lại tiền đặt cọc. Nhưng, đây chỉ là lời nói đơn phương của một phía mà chưa được các bên thỏa thuận rõ trong văn bản (như trên đã dẫn quy định: việc đặt cọc phải được lập thành văn bản). Do vậy, bạn rất khó chứng minh được giữa bạn và bên nhận đặt cọc đã có thỏa thuận về việc không phạt vi phạm đặt cọc. Tuy nhiên, theo nhận định của chúng tôi thì bên nhận đặt cọc đã có thiện chí về việc không phạt vi phạm đặt cọc, nên bạn có thể thương lượng, thỏa thuận để lấy lại số tiền đã đặt cọc này.

Các thủ tục thành lập doanh nghiệp

Người gửi: Trần Văn Hiển

Địa chỉ: Hà Nội

Nội dung câu hỏi:

Ngày gửi: 29/02/2016

Toi co Khach san 2 sao o Q1 va co day du giay to phap ly co lien quan. Bay gio muon bo sung nganh nghe massage foot can phai lam thu tuc nhu the nao?

Trả lời:

Ngày trả lời: 21/03/2016

Căn cứ Chỉ thị 35/2006/CT-UBND ngày 06/11/2006 của UBND TPHCM về xây dựng quy hoạch các ngành nghề kinh doanh vũ trường, karaoke, quán bar, dịch vụ xoa bóp, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006-2010 thì hạn chế cấp mới Giấy CNĐKKD ngành nghề dịch vụ xoa bóp, chỉ cấp mới đối với các cơ sở y học cổ truyền có hoạt động xoa bóp, day ấn huyệt trong các bệnh viện, trung tâm y tế quận - huyện, các cơ sở lưu trú du lịch được công nhận xếp hạng sao”. Do đó đối với ngành ”9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao)” đề nghị điều chỉnh thành "9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao) (không hoạt động tại TP. HCM)” hoặc không đăng ký mã ngành này.

Thủ tục thay đổi cổ đông trong công ty

Người gửi: Phạm Kim Anh

Địa chỉ: Hà Nội

Nội dung câu hỏi:

Ngày gửi: 29/02/2016

Công ty CP đã hoạt động 4 năm, nay muốn thay đổi cổ đông thì có nộp thông báo cho Sở KH không hay chỉ làm thủ tục trong nội bộ công ty.

Trả lời:

Ngày trả lời: 21/03/2016

Căn cứ Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ phần trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chỉ thực hiện trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn trên, Phòng Đăng ký kinh doanh không thực hiện việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty cổ đông trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc thay đổi các thông tin về cổ đông của công ty được thể hiện tại Sổ đăng ký cổ đông của công ty. Do đó, đối với nội dung thay đổi cổ đông của công ty, đề nghị doanh nghiệp ghi nhận tại Sổ đăng ký cổ đông của công ty.